TOP 5 ĐỊA ĐIỂM LÝ TƯỞNG NGHỈ TẾT DƯƠNG (TRONG NGÀY)

TOP 5 ĐỊA ĐIỂM LÝ TƯỞNG NGHỈ TẾT DƯƠNG (TRONG NGÀY)

Gần Hà Nội – Đi Về Trong Ngày là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Nếu chưa có kế hoạch, du khách từ Hà Nội có thể đến Tam Đảo, vịnh Hạ Long hay Ninh Bình để tận hưởng kỳ nghỉ trong ngày.

5 điểm chơi Tết Dương lịch gần Hà Nội dễ dàng đi về trong ngày

Tam Đảo

Với khí hậu trong lành, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) thích hợp cho chuyến nghỉ dưỡng dịp Tết Dương lịch gần Hà Nội. Với khoảng cách khoảng 80 km di chuyển bằng ôtô và xe máy, du khách có thể đi Tam Đảo trong ngày hoặc qua đêm. Bạn sẽ được ngắm mây vờn trước mắt vào giữa ban ngày, đi dạo giữa rừng thông và thưởng thức các món đồ nướng nóng hổi bên bếp lửa. Ảnh: Hoàng Tuấn Anh.

5 điểm chơi Tết Dương lịch gần Hà Nội dễ dàng đi về trong ngày

Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên tọa lạc trên một quả đồi ở lưng chừng núi Tam Đảo. Đây là điểm đến bạn không nên bỏ qua. Trong cái lạnh se sắt của đất trời, đến thiền viện, bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên trong lòng giữa thiên nhiên trong lành. Ảnh: Di Vỹ.

5 điểm chơi Tết Dương lịch gần Hà Nội dễ dàng đi về trong ngày

Hải Phòng

Nếu là người mê ăn uống, Hải Phòng là lựa chọn hàng đầu. Cách Hà Nội khoảng 100 km, du khách có thể đến Hải Phòng trong ngày bằng xe khách chỉ trong một giờ. Với một loạt đặc sản ngon từ cái tên như bánh đa cua, bánh mì cay, bánh đúc Tàu, nem cua bể, giá bể xào, sủi dìn… Hải Phòng sẽ níu chân thực khách. Ảnh: imdn.syl

5 điểm chơi Tết Dương lịch gần Hà Nội dễ dàng đi về trong ngày

Du khách có thể thuê tàu từ cảng Bến Bèo đến làng chài Việt Hải, hoặc đi bộ xuyên rừng trong Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng 5 tiếng. Ảnh: Nhóm Thảo Quả.

5 điểm chơi Tết Dương lịch gần Hà Nội dễ dàng đi về trong ngày

Ninh Bình

Cách Hà Nội chưa tới 100 km, Ninh Bình có nhiều quần thể thắng cảnh đẹp thích hợp cho những ai mê khám phá, chụp ảnh. Các địa điểm đẹp hàng đầu ở Ninh Bình là khu du lịch Hang Múa, đầm Vân Long, Tam Cốc – Bích Động, Tràng An – Bái Đính, rừng quốc gia Cúc Phương… từng làm mê mẩn nhiều du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Phụng Yến.

5 điểm chơi Tết Dương lịch gần Hà Nội dễ dàng đi về trong ngày

Tại Ninh Bình, bạn có thể đi thuyền khám phá hệ thống hang động, nghỉ trưa ở những ngôi nhà mái lá mát mẻ và thưởng thức các món ăn bình dân. Ảnh: Hoàng Tuấn Anh.

5 điểm chơi Tết Dương lịch gần Hà Nội dễ dàng đi về trong ngày

Hạ Long

Cách Hà Nội hơn 2 giờ di chuyển, Hạ Long (Quảng Ninh) với hai công viên giải trí hàng đầu Đông Nam Á, là điểm đến tốt nhất phù hợp cho nhóm bạn và gia đình vào dịp nghỉ tết trong hoặc ngắn ngày. Với nhiều trò chơi hoành tráng, đa dạng, hấp dẫn, du khách sẽ có một buổi đi chơi tràn đầy năng lượng và hứng thú trong những ngày đầu năm. Ảnh: @artabasuta.

5 điểm chơi Tết Dương lịch gần Hà Nội dễ dàng đi về trong ngày

Nếu không có nhiều thời gian, bạn nên đến thẳng các bến tàu để thuê thuyền đi tham quan vịnh, nơi sẽ cho bạn những bức hình kỷ niệm đáng nhớ.

5 điểm chơi Tết Dương lịch gần Hà Nội dễ dàng đi về trong ngày

Suối nước khoáng Kim Bôi

Nếu muốn thư giãn tinh thần, hồi phục sức khỏe, suối nước khoáng nóng tự nhiên ở Kim Bôi (Hòa Bình) là nơi du khách cần tìm đến, cách Hà Nội khoảng 70 km. Đến đây du khách chỉ cần ngâm mình trong suối khoáng nóng tự nhiên của vùng núi, ăn uống tại các nhà hàng xung quanh hoặc tự chuẩn bị đồ ăn mang theo. Ảnh: dulichvietnam.

5 điểm chơi Tết Dương lịch gần Hà Nội dễ dàng đi về trong ngày

Nơi này có đầy đủ dịch vụ từ các hoạt động vui chơi đến các nhà hàng phục vụ bữa trưa. Khu suối khoáng nóng thích hợp cho các gia đình muốn tận hưởng một kỳ nghỉ nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên. Ảnh: dulichvietnam.

NÉT ĐẸP VĂN HOÁ TẾT CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT

NÉT ĐẸP VĂN HOÁ TẾT CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT

Tết – Thời khắc đoàn viên 

Khởi nguồn từ những hình thức sinh hoạt Hội mùa gắn với văn minh nông nghiệp lúa nước của cộng đồng người Việt và một số dân tộc thiểu số anh em. Văn hoá Tết cổ truyền đã và đang trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa cổ truyền quan trọng của cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam.
Tết cổ truyền đã và đang là nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam

Bên cạnh hàng loạt hình thức sinh hoạt “Tết” nương theo lịch Trăng, hay chính xác hơn, nương theo thứ Âm-Dương hợp lịch, như Tết Hàn thực, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Cơm mới… Tết Nguyên đán được coi là Tết Cả, nơi hội tụ không khí tưng bừng, nhộn nhịp nhất trong không gian văn hóa của toàn dân tộc, góp phần hình thành nên vóc dáng văn hóa truyền thống mang bản sắc của người Việt nói riêng và cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.

Trải qua diễn trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, người Việt cũng như một số dân tộc khác như Mường, Tày, Nùng… qua các thế hệ đã không ngừng giữ gìn, trao truyền và bồi đắp các lớp văn hóa thông qua thực hành sinh hoạt lễ tiết. Để rồi, Tết Nguyên đán trở thành công đoạn sinh hoạt văn hóa đầu tiên và quan trọng nhất trong một năm của hệ thống lễ hội/lễ tiết Việt Nam, góp phần tô đậm cho bản sắc văn hóa dân tộc, phản ánh một cách sinh động nhất cho tinh thần hòa điệu giữa con người và tự nhiên, theo chu kỳ ứng xử với vận hành vũ trụ.

Theo ngôn ngữ cổ truyền của người Việt, Tết Nguyên Đán được khởi đầu từ ngày 23 tháng Chạp (23 Tết), kéo dài đến mồng bảy Tết, trong đó 3 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên thuộc về năm mới được coi là Nguyên đán – Tết đầu năm mới.

Cũng từ khoảng thời gian nằm trong chu trình được coi là Tết đó, hàng loạt “thủ tục” – cách nói của GS. Trần Quốc Vượng – được diễn ra thông qua các hình thức thực hành văn hóa của cộng đồng người dân đã tạo thành một nếp văn hóa mang những ý nghĩa nhân văn cực kỳ gần gũi nhưng sinh động, được các thế hệ bảo lưu, gìn giữ và tuân thủ như một lẽ tự nhiên, trở thành những mỹ tục trong đời sống văn hóa dân tộc.

Trong tâm thức dân gian, công việc thăm mộ tổ tiên luôn được coi như “hoạt động văn hóa tâm linh” đầu tiên, nhắc nhở mọi người mỗi khi chuẩn bị bước vào “chu trình” của Tết Nguyên đán.

Không phải ngẫu nhiên mà hằng năm, cứ vào tuần cuối năm cũ, từ ngày 23 tháng Chạp (23 Tết) cho đến 30 tháng Chạp (30 Tết), mọi gia đình người Việt cũng như hàng chục gia đình dân tộc thiểu số khác, thường tập trung cùng nhau viếng thăm, quét dọn, sửa sang mồ mả tổ tiên, dâng lễ mọn cúng bái và mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

Với cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tâm lý và ý thức của cộng đồng ngày cuối năm hướng về cội nguồn được thể hiện qua nhiều hình thức thực hành đa dạng, trong đó tín ngưỡng tôn sùng tổ tiên như một phần trong hệ thống sinh hoạt tín ngưỡng Việt Nam, được thể hiện qua phong tục thờ cúng nhân vật được coi là thủy tổ của một tộc người, một dân tộc hay một quốc gia – nhà nước với hiệu danh quốc tổ (chẳng hạn như Lạc Long Quân-Âu Cơ, Hùng Vương), hay là người có công lập làng/bản, được vinh danh là thành hoàng làng, cho đến  các bậc tổ tiên mỗi dòng họ, ông bà đã khuất trong mỗi gia đình, trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Thực tế đó được bồi đắp, tôn tạo qua các thế hệ để hình thành nên những hệ giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện một cách liền mạch tâm lý hướng tâm của cộng đồng nhỏ (gia đình, dòng họ, làng xóm) trong hệ thống cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam.

Nét đẹp văn hóa vào buổi sớm đầu năm

Chuẩn bị bước sang năm mới, tuần Tết những ngày cuối năm cũ thường diễn ra hàng loạt “thủ tục” đương nhiên khác, được tiến hành ở hầu khắp mọi gia đình, tạo ra một không khí sinh hoạt văn hóa vừa gần gũi, bình dị thân quen, vừa náo nức, thiêng liêng và cẩn trọng.

Để đáp ứng nhu cầu làm mới nhà cửa, trang trí đẹp đẽ không gian đón Tết, thú vui sắm sửa tranh Tết, câu đối và các loại hoa tươi đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa không thể nào thiếu được. Thú chơi chữ, chơi tranh, chơi hoa hiện diện trong không gian văn hóa gia đình hoặc tại các không gian sinh hoạt văn hóa – tâm linh của cộng đồng đã là những minh chứng cho nét đẹp văn hóa tao nhã, tạo nên cốt cách của không khí đón Xuân với biết bao hy vọng, ước muốn về một năm mới tốt lành, “hòa cốc – phong đăng”, sức khỏe và bình yên, phát đạt.

Cùng với không khí sôi động, háo hức trong những ngày trang trí nhà cửa chờ đón Nguyên Đán, tục lệ gói bánh chưng, bánh tét cùng hàng loạt loại bánh khác như bánh mật, bánh gai… đều được thực hành ở hầu khắp mọi gia đình. Tục lệ đó đã qua hàng ngàn năm, được coi như một nét đẹp văn hóa ẩm thực truyền thống, mang bản sắc văn hóa vùng, miền, tưởng như không thể nào thiếu được.

Lễ đón giao thừa được coi là thời điểm linh thiêng và quan trọng nhất trong năm của mọi gia đình. Giây phút thiêng chào đón thời khắc trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật và chúng sinh có thêm năng lượng tạo xây sức sống mới cùng biết bao hy vọng, cầu mong về một năm mới an khang, mùa màng tươi tốt, con người bình yên may mắn và thành đạt, được thể hiện qua các hành vi thực hành nghi lễ trang trọng trước ban thờ tổ tiên và các thần linh.

Nét đẹp văn hóa từ giây phút giao thừa như muốn thể hiện ý nghĩa biểu trưng cho truyền thống hiếu kính với các bậc tiền nhân trong quá khứ, với các bậc sinh thành trong hiện tại và bộc lộ lời nguyện cầu về một năm mới tốt lành, an khang thịnh vượng cho con cháu. Cũng xuất phát từ thời điểm giao mùa linh thiêng này, con cháu từ khắp các gia đình lại tỏa ra bốn phương, ríu rít bên nhau hành hương đến các điểm tâm linh, xin lộc, xin hoa, cầu phúc, cầu tài, hướng về năm mới với biết bao hy vọng tốt đẹp.

Tục xông đất và trao quà mừng tuổi cũng là nét đẹp văn hóa của người dân Việt vào buổi sớm đầu năm. Tuân thủ những “phép tắc” bất thành văn từ quá khứ cha ông, con cháu hiện thời chọn mời người xông đất, hợp tuổi hợp mệnh, cầu chúc năm mới may mắn, sung túc trong mọi hoàn cảnh, ăn nên làm ra, học hành tấn tới.

Quà mừng tuổi đầu năm mang ý nghĩa biểu tượng hơn là vật chất, thể hiện lòng tôn kính bậc sinh thành, những bậc cao niên trong họ hàng, làng xóm và sự quan tâm đến thế hệ măng non tương lai. Ẩn sau mỗi phần quà mang tính biểu tượng đó còn là lời nhắn nhủ, tâm sự, khuyên răn, gửi trao ý nguyện giữa các thế hệ về khát vọng vào một ngày mai tươi đẹp, may mắn.

Bên cạnh những “thủ tục” chung vốn đã và đang quen thuộc với mọi thế hệ ở hầu khắp các làng quê, có những địa phương lại sáng tạo ra những hình thức đón giao thừa một cách độc đáo, mang bản sắc riêng. Vào dịp giao thừa, làng nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng La Xuyên (thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) còn có tục mọi người kéo nhau ra đình đón năm mới. Mọi người dù giầu hay nghèo, đã ra đình gặp nhau đều hồ hởi, sẵn sàng hoà giải với nhau những chuyện xích mích trong năm và cầu chúc nhau bước sang năm mới gặp nhiều may mắn. Khi giao thừa đến, đêm cuối cùng của năm cũng đã hết, dân làng dự buổi lễ trọng thể tổ chức ngoài trời ngay tại sân đình.

Thật hiếm có dân tộc nào lại cô đọng thế ứng xử của mình trong 3 ngày đầu năm mới một cách cụ thể và hàm chứa nhiều ý nghĩa: “Mồng Một thì ở nhà Cha / Mồng Hai nhà Mẹ, mồng Ba nhà Thầy”, như người Việt. Đó là sự phối kết đậm đà giữa lối sống của đạo đức hiếu lễ với đạo đức “tôn sư trọng đạo” vốn đã hình thành và trao truyền, kiểm nghiệm tuân thủ qua nhiều trăm năm của các thế hệ người dân đất Việt. Đó đồng thời cũng là sự tiếp nối của lối sống theo đạo lý truyền thống “ăn quả nhớ người trồng cây”, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Cũng từ lối sống trọng thày, đạo đức “tôn sư trọng đạo” ấy mà, tục xin chữ đầu xuân năm mới đã và đang được tiếp nối một cách phổ biến ở hầu khắp các vùng quê. Ngày đầu năm, đến bất kỳ di tích lịch sử văn hóa nào, ở các thôn quê, đều dễ dàng bắt gặp cảnh tượng quây quần xin chữ. Đó là nét đẹp văn hóa mang ý nghĩa xã hội rộng lớn, thể hiện cho truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

Giá trị văn hóa – hạt nhân tạo sự đồng thuận cộng đồng

Nói đến vẻ đẹp trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, có thể còn giới thiệu một hình thức sinh hoạt lễ hội độc nhất vô nhị, dường như khó lòng bắt gặp được ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Đó là lễ hội “Rước vua Hùng về làng ăn Tết” của người dân làng He, nay là các làng Vi Cương và làng Triệu Phú, thuộc thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, kề sát chân núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng – nơi thờ phụng tri ân các vua Hùng.

Trong tâm thức dân gian của cộng đồng cư dân Phú Thọ, Hùng Vương vừa là vị thủy tổ, vừa là thánh vương, vừa là người lập nước nhưng cũng là người chăm lo cuộc sống cho dân, vừa thiêng liêng lại gần gũi,có mặt với cộng đồng ở mọi tình huống của cuộc đời mỗi con người, trong cuộc sống của cộng đồng theo vòng quay của thiên nhiên của mùa vụ.Vì thế mà, vào ngày 24 tháng Chạp, người dân trong làng lại nhộn nhịp tổ chức lễ hội hoành tráng, nghênh kiệu lên đền Thượng thuộc Nghĩa Lĩnh linh thiêng, “rước vua Hùng” về ăn Tết Nguyên đán với dân làng; và đến chiều mồng Bảy Tết, dân làng lại tiến Vua về Nghĩa Lĩnh.

Cũng vào dịp Tết Nguyên Đán, người dân Hùng Lô (Việt Trì) coi Đức vua Hùng vừa là ông vua của cả nước. Vừa là thành hoàng làng mình, trải qua nhiều trăm năm, dân làng tri ân Đức vua, lập đền thờ và phụng thờ qua các thế hệ. Và như thế, người dân trên vùng đất linh kiệt này đã coi các vua Hùng (Thủy tổ của dân tộc Việt Nam) như một thành viên không thể thiếu vắng trong dịp dân làng ăn Tết Nguyên đán… Xuất phát từ thực tế sáng tạo và thực hành tâm linh tại hàng loạt làng bản quanh vùng đất do sông Thao, sông Lô, sông Đà đan nối bồi tụ nên, dễ dàng nhận thấy, ngay từ thưở sơ khai của nhà nước Văn Lang, người dân Việt – Mường đã sớm xác lập một biểu tượng văn hóa – biểu trưng cho sự cố kết cộng đồng, trở thành một sáng tạo văn hóa đặc sắc và độc đáo qua trường kỳ lịch sử, sáng tạo này mang tầm kiệt tác của nhân loại.

Cũng từ đây, nhờ có kho tàng văn hóa dân gian từ truyền thuyết đến lễ hội. Từ ẩm thực đến nghi lễ liên quan đến Hùng Vương, được dân gian sáng tạo và lưu truyền đã là những chất keo văn hóa gắn kết vận mệnh từng cộng đồng làng bản với nhau trong mối quan hệ chung của vận mệnh toàn dân tộc.

Giá trị văn hóa đặc sắc đó chính là hạt nhân tạo ra sự đồng thuận cộng đồng. Tạo ra sức mạnh vô địch cho toàn dân tộc, trước mọi thử thách của tự nhiên và xã hội, đủ sức đề kháng, chiến thắng mọi kẻ thù ngoại xâm và kẻ thù xâm hóa văn hóa, qua nhiều nghìn năm trong lịch sử.

Với con người Việt Nam đương đại hôm nay, trên bước đường hội nhập và phát triển, mặc dù di sản văn hóa truyền thống của mình qua quá trình vận động, phát triển, đã có những tiếp biến, biến đổi nhất định, song những hằng số văn hóa hàm chứa các giá trị được các thế hệ sáng tạo, bảo vệ, trao truyền gắn với lễ Tết cổ truyền, vẫn đã và đang là những nét đẹp văn hóa truyền thống, tác động tích cực đến sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa của cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam.

Những mỹ tục văn hóa đó đã và đang là tài nguyên văn hóa vô giá. Các thế hệ con cháu cần bảo tồn và phát huy giá trị trong cuộc sống hiện tại và mai sau./.

EXPERIENCE TRIP TO CAT BA

EXPERIENCE TRIP TO CAT BA

Du lịch Cát Bà luôn là lựa chọn hấp dẫn cho du khách trong những chuyến du lịch biển mùa hẻ 2018. Hãy tham khảo thông tin bài viết này để có thông tin hữu ích cho chuyến hành trình du lịch Cát Bà của bạn.

Đảo Cát Bà đẹp và thơ mộng…nằm ở độ cao trung bình 70m so với mực nước biển. Quần đảo Cát Bà có diện tích khoảng 300 km². Trên đảo này có thị trấn Cát Bà ở phía đông nam (trông ra vịnh Lan Hạ) và 6 xã: Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám.

Đường xuyên đảo với chiều dài 27 km, có nhiều đèo dốc quanh co, men theo mép biển, xuyên qua vườn quốc gia, phong cảnh kỳ thú.

Kinh Nghiệm Cho Chuyến Đi Cát Bà Mùa Hè 2018 - Ảnh 1

CÁC HOẠT ĐỘNG Ở CÁT BÀ

1. Tắm biển tại các bãi Cát Cò

trong khoảng trung tâm phố Cát Bà, bạn có thể đi bộ hoặc thuê xe máy đến gần những bãi tắm Cát Cò 1, Cát Cò hai và Cát Cò 3 là các bãi tắm không quá to nhưng kín đáo, nước trong vắt. Những bãi tắm được nối với nhau bằng 1 tuyến đường nhỏ men theo triền núi.

Bãi tắm Cát Cò 1 rộng và cuốn hút nhất, nằm vòng theo núi, không khí trong lành và làn nước trong xanh, là nơi được du khách thường xuyên đến ngơi nghỉ và tắm biển.

Kinh Nghiệm Cho Chuyến Đi Cát Bà Mùa Hè 2018 - Ảnh 2

Bãi tắm Cát Cò 2 lại thănh bình và pha chút huyền bí.

Bãi tắm Cát Cò 3 mang màu sắc tương đối đương đại. Trên bờ, ngoài khu vực vui chơi tiêu khiển là quần thể nhà nghỉ xây theo kiểu vi la nhỏ thích hợp cho mọi gia đình. Bãi tắm tuy ko quyến rũ bằng bãi tắm Cát Cò 1 hay Cát Cò 2 nhưng đây là nơi với nhiều sóng và khá sâu, phù hợp sở hữu các người bơi nhiều năm kinh nghiệm.

Tắm biển xong, nằm thư giãn trên bãi cát uống nước hoặc thưởng thức đặc sản biển, du khách sẽ cảm nhận hết vẻ đẹp của biển, nhất là khi hoàng hôn. Ở đây sau 18 giờ 30 sẽ không còn người nào ở bãi tắm để đảm bảo an toàn vì thủy triều lên rất nhanh.

2.Tham quan đảo Khỉ Cát Bà

Đảo khỉ có nhiều bầy khỉ vui nhộn, rất phù hợp cho đoàn khách mang gia đình với trẻ nhỏ.

Kinh Nghiệm Cho Chuyến Đi Cát Bà Mùa Hè 2018 - Ảnh 3

Ở đảo Khỉ cũng sở hữu bãi tắm Cát Dứa là bãi tắm vệ tinh đẹp nhất của đảo Cát Bà với nước biển trong vắt. Trước mặt bãi tắm là các dãy núi nhấp nhô tạo nên phong cảnh vô cùng đặc sắc.

3. Ngắm cảnh từ pháo đài Thần Công

Kinh Nghiệm Cho Chuyến Đi Cát Bà Mùa Hè 2018 - Ảnh 4

Bạn với thể thuê xe ôm ấp lên pháo đài Thần Công, gần những bãi tắm Cát Cò 1, 2, 3, để được ngắm nhìn toàn cảnh đảo Cát Bà từ trên cao. Ở đó phóng tầm mắt ra xa, đảo Cát Bà hiện ra với biển, núi chập chùng, vô cùng đẹp mắt. Cả Vịnh Cát Bà được gói gọn trong tầm mắt với các chấm điểm xuyết của tàu thuyền. Khi hoàng hôn buông xuống, ánh mặt trời đỏ rực thấp thoáng sau những rặng núi vẽ lên biển một tác phẩm tự nhiên tuyệt đẹp.

4. Thăm vườn Quốc gia Cát Bà

Kinh Nghiệm Cho Chuyến Đi Cát Bà Mùa Hè 2018 - Ảnh 5

Vườn quốc gia Cát Bà có hệ thực vật, động vật phong phú và nguyên sơ là điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến du lịch đảo Cát Bà. Khi đến đây bạn nên thử trải nghiệm cảm giác đi bộ trong khu rừng, đạp xe trên con đường quanh co trong rừng, hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hấp dẫn và đâu đó bắt gặp những chú khỉ đầu đỏ, vọoc…

5. Lặn biển ngắm san hô

Dưới những rạn đá ngầm chân đảo Cát bà có những cụm san hô đỏ cùng nhiều hải sản quý như bào ngư, ngọc trai, tôm rồng làm cho biển Cát Bà càng hấp dẫn. Đến cát bà nếu muốn lặn biển ngắm san hô bạn nên liên hệ với trung tâm lặn biển Monkey Island Resort (ở đảo Khỉ). Lặn biển với đào tạo viên chỉ dẫn, 30 phút, giá: 1 triệu đồng hoặc bơi có sử dụng ống thở giá 600.000VND.

6. Tham quan vịnh Lan Hạ – làng chài Việt Hải

Nằm ở phía Nam của Vịnh Hạ Long và phía Đông của đảo Cát Bà, Vịnh Lan Hạ với diện tích hơn 7.000 ha hấp dẫn với vẻ đẹp ngoạn mục của khoảng 400 hòn đảo, với nhiều hình thù kỳ thú.

Kinh Nghiệm Cho Chuyến Đi Cát Bà Mùa Hè 2018 - Ảnh 6

Đi thuyền trên vịnh Lan Hạ, Qqúy khách có thể tới tắm biển tại bãi tắm đảo Khỉ, bãi tắm của khu Monkey Island Resort trên đảo Khỉ hoặc giả dụ thích đi bộ trong rừng, khách hàng có thể đi tàu đến thăm làng Việt Hải nằm sâu trong rừng quốc gia Cát Bà, tách biệt với cuộc sống bên ngoài.

7. Thăm quan các hang động

Động Đá Hoa nằm ở dãy núi phía đông Bắc, nơi trú ngụ của cùng đồng dân cư phố Gia Luận, phía Bắc đảo Cát Bà là 1 địa điểm tham quan nức tiếng. Dù rằng nằm cách khu dân cư ko xa, song động Đá Hoa hầu như còn nguyên vẹn và là 1 địa danh thân thuộc trong các cuộc hành trình du lịch khảo cứu. những hang động hấp dẫn khác gồm: hang Trung Trang (thuộc thung lũng Trung Trang, cách Cát Bà 15 km về phía Tây Bắc), động Quân Y… sở hữu các nhũ đá tuyệt đẹp muôn hình muôn vẻ.

8. Đi dạo biển vào buổi tối

Có thể thuê xe điện, xe đạp hay xe máy để chạy dọc phố biển, hít thở không khí trong lành. Xe đạp cho 4 người cùng ngồi giá khoảng 100k/ngày. Tuy nhiên cuối tuần ở đây cấm tất cả các xe, bạn chỉ có thể đi bộ. Một số du khách thích được tản bộ men theo những con đường ven núi nối liền 3 bãi tắm chính vào buổi tối để đắm chìm trong cái se lạnh của biển đêm.

MUA GÌ KHI ĐI DU LỊCH CÁT BÀ

– Đồ lưu niệm mang đặc trưng của biển như móc khóa, đồ trưng bày từ vỏ ốc với giá chỉ từ 5.000 – 20.000 đồng tùy chủng loại, kích cỡ.

– Nước mắm Cát Hải hay nước mắn Vạn Vân. Nước mắm được làm nguồn nguyên liệu tự nhiên, tươi ngon với phương pháp làm mắm cổ truyền (không sử dụng chất bảo quản) nổi tiếng gần xa. Đây đừng là một đặc sản ngon, bổ, rẻ mà bạn nên mua đó.

Kinh Nghiệm Cho Chuyến Đi Cát Bà Mùa Hè 2018 - Ảnh 7

– Mật ong rừng Cát Bà. Với những cánh rừng rậm rạp, đủ mọi loại cây thì đảo Cát Bà được đánh giá là một địa điểm lý tưởng cho loài ong mật phát triển. Chính vì lẽ đó mà mật ong rừng nơi đây nổi tiếng gần xa với màu vàng đậm, sánh, thơm ngon và đặc biệt là rất giàu chất dinh dưỡng.

– Mực tươi hoặc tôm khô. Đây có thể được coi là hai đặc sản nổi tiếng, thường được các du khách lựa chọn để mua khi đi du lịch Cát Bà. Mực và tôm đều được đánh bắt từ ngoài khơi xa nên đều là những con to, mẩy và được phơi khô một cách tự nhiên nên có mùi thơm tự nhiên, vị ngọt và an toàn với sức khoẻ.

– Ngoài ra, Cát Bà còn có đặc sản mắm chắt với giá khoảng 100.000 – 150.000 đồng/ chai, bánh xốp bơ và chả dừa từ 15.000 – 20.000 đồng/ gói.

MỘT SỐ LƯU Ý:

– Đêm ở Cát Bà khá lạnh nên du khách nên mang theo áo ấm.

– Tất cả các dịch vụ trên Cát Bà đều có xuất hiện của trung gian nên du khách cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi mua đồ hoặc thuê dịch vụ.

– Nên mua 1 cái túi chống nước để đựng các đồ điện tử của tất cả mọi người nếu như mang theo nếu như bạn có trải nghiệm trèo thuyền kayak và ra đảo.

– Nên mang theo kem chống muỗi.

TRAVEL EXPERIENCES YEN TU – QUANG NINH

TRAVEL EXPERIENCES YEN TU – QUANG NINH

Du lịch Yên Tử là một di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Quảng Ninh. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh là ” đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử thường có mây bao phủ nên trước đây có tên gọi là Bạch Vân sơn. Vì vậy mà thu hút hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm. Đường đi Yên Tử không quá khó khăn nên chúng ta có thể du lịch trong ngày nếu ở gần. Dulich9 sẽ hướng dẫn bạn kinh nghiệm du lịch Yên Tử trong ngày từ Hà Nội.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử 2018

Mùa du lịch Yên Tử phù hợp

Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Tuy nhiên kinh nghiệm du lịch Yên Tử 2018 nếu bạn đi vãn cảnh thì không nên đi vào mùa lễ, để tránh chen lấn. Vì thường những ngày hội rất đông du khách, nên khó có thể tham quan Yên Tử đầy đủ được.

Như vậy bạn có thể chọn du lịch Yên Tử khoảng thời gian nào cảm thấy phù hợp thuận tiện cho mình là được.

Kinh nghiệm du lịch Yên tử hợp lý nhất
Đứng trên Yên Tử tham quan cảnh thiên nhiên

Hướng dẫn đường đi Yên Tử từ Hà Nội

– Đi Yên Tử bằng xe khách: Hầu như tất cả các xe đi tuyến Hà Nội – Hạ Long đều có qua Yên Tử. Các bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình sau đó bắt các xe như: Kumho Viet Thanh, Đức Phúc, Ka Long, Văn Minh… Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử trong ngày thì bạn nên bắt xe đi từ Hà Nội lúc 4h sáng. Như vậy khi bạn đến Yên Tử khoảng 8h sáng, bạn sẽ tham quan được trọn vẹn một ngày.

Sau đó bạn hãy dặn bác tài xế cho xuống đường đi Yên Tử, các bác tài sẽ cho bạn xuống chân đền Trình. Từ đây các bạn có thể bắt xe ôm đến Yên Tử. Giá mỗi lần là 40k, đối với ngày thường.

– Đi Yên Tử bằng xe máy hoặc ô tô riêng: Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử an toàn thì muốn đi từ Hà Nội bạn phải thuộc đường đi Hà Nội – Uông Bí hoặc Hà Nội – Hải phòng để tránh nhầm đường.

Hướng dẫn du lịch Yên Tử
Bản đồ tham quan ở Yên Tử

+ Di chuyển theo hướng Hà Nội – Uông Bí: Bạn có thể đi theo hướng cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Thành phố Bắc Ninh, sau đó di chuyển tiếp theo quốc lộ 18. Sau đó bạn sẽ đến đền Trình, ở đây bạn có thể đổ xăng và nghỉ ngơi sau đó đi tiếp đến Yên Tử.

+ Di chuyển theo hướng Hà Nội – Hải Phòng:  Theo quốc lộ 5, tới km 14 QL 5 khoảng 94km, tới Quán Toan. Sau đó đi thẳng và rẽ tay trái ở đoạn ngã 3 thứ nhất ( rẽ phải là lên cầu, rẽ trái rồi đi thẳng) và rẽ trái tiếp ở đoạn ngã 4, tổng đoạn này là 6km là bạn tới chân cầu Kiền. Tiếp theo bạn đi dọc Ql 10 đến đoạn rẽ tay trái, đi khoảng 2km là tới đền Trình Yên Tử.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử 1 ngày thì khi đến đền Trình bạn nên nghỉ ngơi cho lại sức rồi mới tiếp tục đi tiếp.

Gợi ý hành trình tham quan Yên Tử trong ngày

Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách:

– Cáp treo:  Hiện tại hệ thống cáp treo hiện đại đã vượt quãng đường trên 1,2km lên tới độ cao 450m chùa Hoa Yên. Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử phù hợp thì đi cáp treo sẽ giúp bạn nhìn được cảnh rừng núi, với những cây tùng hàng trăm tuổi và những rừng cây xanh tốt.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử trong ngày
Đi Yên Tử bằng cáp treo

– Theo đường bộ: Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác leo lên từng bậc thang, thì bạn có thể đi bộ dài trên 6km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp. Len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Tuy nhiên để có thể vượt được quãng đường này bạn phải có đảm bảo sức khỏe. Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử an toàn, thì bạn nhớ mang theo nước lọc và đồ ăn nhẹ để khi mệt và đói có thể dừng lại trên đường đi.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử thuận tiện
Đường lên Yên Tử

Hành trình tham quan các địa địa danh Yên Tử

– Suối Giải Oan, chùa Giải Oan: Nơi đây có cây cầu dài 10m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ cổ kính. Đây là nơi vua Trần Nhân Tông cho xây dựng để giải oan cho những cung tần, mỹ nữ đã vì mình mà chết.

Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.

Hướng dẫn hành trình tham quan Yên Tử
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

Chùa Giải Oan, còn gọi là chùa Hạ, một trong ba ngôi chùa chính trên núi Yên Tử (chùa Trung là chùa Hoa Yên; chùa Thượng là chùa Đồng). Chùa Giải Oan là ngôi chùa đầu tiên trong hành trình chinh phục Yên Tử, có cấu trúc hình chữ “đinh”, bao gồm 5 gian và hậu cung.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử an toàn
Hành trình tham quan Yên Tử

– Chùa Hoa Yên: Hay gọi là chùa Cả, chùa Phù Vân. Nằm ở độ cao 543m, với nhiều hàng cây tùng cổ xưa, được trồng từ lúc vua Nhân Tông lên tu hành Yên Tử.

– Chùa một mái: Ngôi chùa này có kiến trúc gồm ba gian, tương ứng với ba bàn thờ, gồm bàn thờ Tổ, bàn thờ Tam Bảo, bàn thờ hậu phía trong cùng thấp hơn hai ban ngoài. Ở đây lưu giữ huyền thoại về ” dòng sữa” và ” đụn gạo”.

– Chùa Đồng: Tọa lạc trên độ cao 1.068m, được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Ngày nay chùa đã được trùng tu và tôn tạo nhiều. Chùa đã được đúc bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn. Nơi đây như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.

Hướng dẫn hành trình đi Yên Tử trong ngày
Chùa Đồng Yên Tử

Kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử trong đầy đủ nhất thì bạn có thể tham quan những địa điểm trên hành trình như: Tháp Tổ, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Và tham quan công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam là thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

Du lịch Yên Tử, bạn nên đi bằng cáp treo, để tiết kiệm thời gian và sức khỏe. Bạn nên dự tính sao cho tham quan Yên Tử tới 15h là có thể lên xe để về Hà Nội.

Ăn gì khi du lịch Yên Tử/ Ẩm thực, món ngon ở Yên Tử

Ăn gì khi du lịch Yên Tử? Ghé thăm vùng đất thiêng này bạn không thể bỏ qua món măng trúc luộc chấm muối vừng, đây là món ăn chỉ có ở Yên Tử. Bên cạnh đó, bạn còn được thưởng thức rất nhiều món ăn chay hấp dẫn tại các quán hàng ven chân núi. Bạn cũng nên thưởng thức món canh gà rượu Bâu thơm nức nhé.

Ăn gì khi du lịch Yên Tử/ Ẩm thực, món ngon ở Yên Tử