TÊN GỌI HÒN GAI – TP HẠ LONG

Lịch sử và tên gọi – HÒN GAI ( Hồng Gai )

Cuối thế kỷ XIX trở về trước, đây là một vùng vắng vẻ, cư dân thưa thớt, vốn chỉ là vũng biển đậu thuyền, dân chài gọi là Áng Gai hay Hòn Gai có nghĩa là hòn đảo nhiều cây gai.

Ngày 12/3/1883 người Pháp chính thức đến chiếm đóng, sau đó mở mỏ, dịch tên Hòn Gai là Ile des bruilles (Đảo những búi gai), phiên âm tiếng Pháp thành Hon Gay hay Hông Gay. Hon Gay trở thành tiểu khu (Quartier) về hành chính cùng với châu Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Yên nhưng thục chất là một “vùng cai trị riêng biệt” của Công ty mỏ than Bắc Kỳ (S.F.C.T).. Sau cách mạng, ngày 31/3/1947, vùng mỏ Hòn Gai – Cẩm Phả hợp nhất với tỉnh Quảng Yên thành liên tỉnh Quảng Hồng.

Do vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về cả kinh tế và quân sự, ngày 26/12/1948 Khu đặc biệt Hòn Gai được thành lập gồm Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông và huyện Cẩm Phả. Ngày 19/9/1949, huyện Hoành Bồ tách khỏi tỉnh Quảng Yên nhập vào đặc khu Hòn Gai. Do yêu cầu mới sau kháng chiến, ngày 22/12/1955 lại hợp nhất đặc khu Hòn Gai và với tỉnh Quảng Yên thành đặc khu Hồng Quảng, Hòn Gai thành thị xã lỵ sở của đặc khu.

Ngày 30/10/1963, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn quyết định hợp nhất tỉnh Hải Ninh và đặc khu Hồng Quảng thành Tỉnh Quảng Ninh. Từ 1/1/1964, Thị xã Hồng Gai chính thức thành tỉnh lỵ tỉnh Quảng Ninh.

Phường Hạ Long thuộc thị xã Hồng Gai được thành lập ngày 10/9/1981 từ hai tiểu khu Hạ Long và Ba Đèo. Đến năm 1993, thành phố Hạ Long được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai, phường Hạ Long được đổi tên thành phường Hồng Gai theo quyết định số 66/QĐ-CP ngày 28/10/1996.

Như vậy tên gọi Hồng Gai xuất phát từ Hòn Gai nhưng do gọi chệch nên nay trở thành tên chính thức trên các văn bản hành chính. Tuy nhiên người dân tại Hạ Long vẫn quen dùng tên gọi Hòn Gai.

tên gọi HẠ LONG

Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1993 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai cũ.

==================================================

NGÀY NẢY NGÀY NAY.

Từ sau khi đổi tên gọi Hòn Gai thành Hạ Long, nhân dân trong vùng vẫn gọi theo cách gọi cũ, do vậy đối với một số bạn trẻ sẽ hơi khó để phân biệt khi đi du lịch, ko biết mình đang ở vị trí nào và tên gọi nào cho chuẩn nhất.

Vậy hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn một tips nhỏ như sau nhé.

Thành phố nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long với chiều dài khoảng 50 km, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía đông bắc và cách thành phố cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía tây nam, phía nam thông ra Biển Đông.

Thành phố Hạ Long có 33 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 21 phường: Bạch Đằng, Bãi Cháy, Cao Thắng, Cao Xanh, Đại Yên, Giếng Đáy, Hà Khánh, Hà Khẩu, Hà Lầm, Hà Phong, Hà Trung, Hà Tu, Hoành Bồ, Hồng Gai, Hồng Hà, Hồng Hải, Hùng Thắng, Trần Hưng Đạo, Tuần Châu, Việt Hưng, Yết Kiêu và 12 xã: Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Tân Dân, Thống Nhất, Vũ Oai.

Tuy nhiên một số khu du lịch được người dân đặc biệt lưu ý và biết đến đó là Phường Tuần Châu – nơi có cảng tàu khách ngủ đêm và trong ngày rất lớn cùng với hàng trăm chiếc tàu ngủ neo đậu, cùng các trò chơi giải trí.

Phường Bãi Cháy: đây là khu vực tập trung chính đối với hoạt động du lịch với rất nhiều các nhà hàng, khách sạn, Café, Bar, Pub, khu vui chơi Sunworld Park, bãi biển….

Đi qua cây cầu Bãi Cháy xinh đẹp là khu vực mà người dân bản địa quen gọi là Hòn Gai cũ, Khu vực này hiện nay cũng tập trung một số khu khách sạn, nhà nghỉ ven biển đặc biệt cảnh quan và View rất đẹp và gần biển. các khu vực này hiện nay thuộc phường Bạch Đằng,  Phường Hồng Gai, Hồng Hà và Hồng Hải là chủ yếu. Tuy nhiên điểm nổi bật của khu vực được gọi là Hòn Gai này là khu dân sinh với rất nhiều các chợ Hải sản, lớn / nhỏ. Cùng cuộc sống thường ngày của người dân địa phương. Nếu có thời gian, bạn nên dành khoảng nửa ngày để vi vu khu vực này, khám phá các con ngõ, thưởng thức những món Hải sản bình dân nơi đây nhé.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

%d bloggers like this: